DANH MỤC SẢN PHẨM

CHĂM SÓC, THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT

Mã sản phẩm: Đang cập nhật
So sánh
Liên hệ

CHĂM SÓC, THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT

Gọi đặt mua 0932529694 (7:30 - 22:00)

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

CHĂM SÓC, THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT

 

  • Trong 1 giờ đầu: Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ … theo dõi 15 phút/lần
  • Giờ kế tiếp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, … theo dõi 30 phút/lần, rồi thưa hơn đến khi người bệnh tỉnh hoàn toàn (đánh giá dựa vào thang điểm hồi tỉnh ALDRETE).
  • Riêng nhiệt độ nên lấy ở hâụ môn vì ở đó ít ảnh hưởng của thuốc mê và nhiệt độ phòng mổ

Bước 3: Theo dõi hô hấp

  • Theo dõi hô hấp của người bệnh, đánh giá tần số, tính chất, nhịp thở, các dấu hiệu khó thở. Theo dõi chỉ số oxy trên Monitor, khí máu động mạch. Dấu hiệu thiếu oxy trên người bệnh như tím tái, thở co kéo, di động của lồng ngực kém
  • Làm sạch đường thở: hút đờm dãi, chất nôn
  • Khi người bệnh mê cho nằm đầu cao 15 – 30 độ, mặt nghiêng sang một bên. Nếu người bệnh tỉnh cho người bệnh nằm tư thế Flowler.
  • Nếu người bệnh thiếu oxy cho người bệnh thở oxy.

Bước 4: Theo dõi về tuần hoàn

  • Nhận định tình trạng tim mạch, da, niêm mạc, dấu hiệu chảy máu, tiền sử bệnh tim mạch của người bệnh (nếu có), dấu hiệu mất nước, lượng nước xuất nhập, điện tim, …
  • Theo dõi: lắp máy theo dõi mạch, huyết áp
  • Chăm sóc toàn diện người bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu: chảy máu vết mổ, qua chân và ống dẫn lưu, tình trạng bụng, …(các dấu hiệu biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng như: mạch nhanh, huyết áp hạ, da xanh, niêm mạc nhợt, SpO2 giảm, …)

Bước 5: theo dõi về nhiệt độ

  • Tăng huyết áp: người bệnh sau phẫu thuật hay sốt nhẹ do mất nước, do tình trạng phản ứng của cơ thể. Thường sau mổ ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 thân nhiệt tăng nhẹ 37º5 – 38º. Trường hợp người bệnh sốt cao hơn thì cần theo dõi và phát hiện sớm nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Hạ than nhiệt: do nhiệt độ phòng phẫu thuật thấp, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh suy kiệt hoặc thời gian cuộc mổ kéo dài, …
  • Chăm sóc: bù nước theo y lệnh; khi nhiệt độ tăng cao phải tiến hành hạ sốt cho người bệnh, theo dõi nhiệt độ thường xuyên, liên tục tùy tình trạng bệnh nhân

Bước 6: theo dõi thần kinh

  • Về ý thức, định hướng, cảm giác và vận động một cách thường xuyên, điểm glassgow
  • Trong quá trình hồi tỉnh người bệnh dễ kích thích vật vã, khó chịu

Bước 7: Theo dõi đau

  • Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS
  • Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
  • Làm giảm đau cho người bệnh bằng biện pháp tâm lý. Phương pháp này làm giảm đáng kể số lượng thuốc giảm đau cho người bệnh, vì bản thân mỗi người bệnh đều có khả năng sản sinh ra morphin nội sinh để tự giảm đau.

Bước 8: Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu

  • Chăm sóc vết mổ: thay băng, đánh giá tình trạng vết mổ hàng ngày và ghi hồ sơ bệnh án. Nếu vết mổ chảy máu: lượng ít thì băng ép để cầm máu, nếu nhiều thì băng ép tạm thời, theo dõi dấu hiệu sinh tồn và báo cáo bác sỹ xử trí. Phát hiện sớm các biến chứng nhiễm trùng.
  • Chăm sóc dẫn lưu:

+ Nhận định loại dẫn lưu, mục đích của dẫn lưu để theo dõi và chăm sóc đúng

+ Theo dõi thể, màu sắc và tính chất dịch dẫn lưu

+ Hệ thống dẫn lưu phải kín, vô trùng, lưu thông và một chiều

+ Ống dẫn lưu phải được nối với túi hoặc chai và đặt ở vị trí thấp hơn người bệnh

+ Cần kẹp ống dẫn lưu khi xoay trở người bệnh hoặc tập cho người bệnh tập vận động để tránh dịch dẫn lưu chảy ngược dòng

+ Thay băng chân dẫn lưu hàng ngày

+ Rút dẫn lưu khi có chỉ định

Bước 9: Đảm bảo dinh dưỡng

  • Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ nhu cầu để chống nhiễm khuẩn, nhanh liền vết mổ và phục hồi sức khỏe cho người bệnh: trung bình 30-35 kcalo/kg/cân nặng/ngày
  • Những người bệnh già yếu suy kiệt, người bệnh tiêu hóa kém, ăn uống kém có thể kết hợp với nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch
  • Người bệnh nên ăn chế độ: từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều và chia làm nhiều bữa
  • Ăn kiêng các chất kích thích, chua cay, …

Bước 10: Vận động

  • Tập vận động tại giường trong những giờ đầu sau mổ, tập thở, tập xoay trở
  • Cho người bệnh đi lại ngay khi có thể

Bước 11: Tâm lý

  • Động viên, an ủi, giúp người bệnh bớt lo lắng, bớt mặc cảm để họ yên tâm điều trị

Bước 12: Vệ sinh cá nhân

  • Giúp đỡ người bệnh vệ sinh cá nhân
  • Vệ sinh rang miệng
  • Vệ sinh cá nhân

Bước 13: giáo dục sức khỏe

  • Khi người bệnh tỉnh táo, ổn định có thể giáo dục sức khỏe cho người bệnh
  • Giải thích cho người bệnh về bệnh tật, chăm sóc trong phạm vi điều dưỡng
  • Hướng dẫn chế độ ăn
  • Hướng dẫn người bệnh biết tự chăm sóc
  • Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tật
  • Hướng dẫn người bệnh tới tái khám sau khi ra viện

Bước 14: Theo dõi biến chứng sau mổ

  • Theo dõi chảy máu sau mổ
  • Theo dõi liệt ruột, tắc ruột
  •  

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

Thu gọn