DANH MỤC SẢN PHẨM

Mô tả nhóm sản phẩm

9 cách trị mụn nội tiết tố đơn giản mà hiệu quả cao ngay tại nhà

 19/06/2023 google news bệnh viện tâm anh

Tác giả: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

BS.CKI NGUYỄN THỊ KIM DUNGTư vấn chuyên môn bài viếtBS.CKI NGUYỄN THỊ KIM DUNG

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

ĐẶT LỊCH HẸN

XEM HỒ SƠ

Mụn nội tiết ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và phổ biến trong các giai đoạn như tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là giai đoạn cơ thể có những thay đổi khiến nội tiết tố trở nên rối loạn và hình thành mụn. Vậy làm sao để loại bỏ mụn nội tiết? Hãy tìm hiểu 9 cách trị mụn nội tiết tố đơn giản mà hiệu quả cao ngay tại nhà và hiểu rõ phương pháp nào phù hợp với mỗi người. 

Trị mụn nội tiết

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là những dạng mụn được hình thành khi cơ thể gặp vấn đề thay đổi hormone dẫn đến da tiết nhiều bã nhờn. Khi bã nhờn dư thừa tích tụ trong lỗ chân lông kết hợp với các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, viêm da và tăng sinh vi khuẩn, tạo thành mụn nội tiết. (1)

Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Mụn nội tiết thường nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường, dẫn đến việc lựa chọn phương pháp điều trị chưa phù hợp nên không đạt hiệu quả. Để hạn chế điều này, mỗi người cần biết cách nhận biết mụn nội tiết qua các dấu hiệu sau:

  • Tâm lý căng thẳng: Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng sẽ tiết ra các neuropeptides, cytokine và hormone như cortisol kích thích tăng sinh tuyến bã, gây viêm da và tổn thương hàng rào bảo vệ da, thúc đẩy mụn trứng cá hình thành.
  • Mụn xuất hiện ở một số thời điểm: Khi nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt, người đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau khi mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh… nổi nhiều mụn cho thấy dấu hiệu của mụn nội tiết. 
  • Mụn nội tiết thường nặng lên ở trước kỳ kinh nguyệt, có biểu hiện như:
    • Mụn ở quai hàm, cằm: Nổi mụn nhiều ở các vị trí này là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải vấn đề về nội tiết tố. Ngoài ra, mụn nội tiết cũng mọc tại nhiều vị trí khác trên cơ thể như lưng, ngực, vai…
    • Mụn viêm nhiều, ít có nhân mụn và nang: Cơ thể mất cân bằng nội tiết, mụn bọc sẽ thường xuyên xuất hiện, sưng to và gây cảm giác khó chịu, đau nhức.
  • Mụn trứng cá đồng thời có biểu hiện cường androgen như: Rậm lông, rụng tóc, giọng nói thay đổi, trở nên trầm hơn, kinh nguyệt bất thường như vô kinh hoặc ít kinh.
Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết
Mụn nội tiết thường nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường.

Phác đồ điều trị mụn nội tiết 

Phác đồ điều trị mụn nội tiết sẽ khác với điều trị mụn trứng cá thông thường, cần xét nghiệm kỹ lượng, thăm khám thêm với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, thời gian điều trị tấn công và duy trì để mang lại hiệu quả tối ưu. 

1. Nguyên tắc điều trị

 Để điều trị mụn nội tiết dứt điểm phải tuân theo nguyên tắc loại bỏ các nguyên nhân:

  • Dùng thuốc để cân bằng nội tiết tố.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học.
  • Chăm sóc da đúng cách. 

2. Điều trị mụn nội tiết bằng thuốc Tây Y 

Các loại thuốc để điều trị mụn nội tiết bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc kháng Androgen, các loại thuốc bôi chứa retinoid,…

3. Điều trị mụn nội tiết không dùng thuốc

Với trường hợp mụn nội tiết dai dẳng, tổn thương lớn trên da, không thích hợp với các loại thuốc, hoặc cần rút ngắn thời gian điều trị, bác sĩ sẽ phối hợp sử dụng công nghệ cao như Laser, ánh sáng IPL, peel da, điện di,…

Cách chẩn đoán mụn nội tiết

Mụn nội tiết được chẩn đoán thông qua việc thăm khám, xét nghiệm, soi da, để kiểm tra toàn diện mức độ, phân loại và nguyên nhân gây mụn như: 

  • Các sản phẩm chăm sóc da người bệnh thường xuyên sử dụng.
  • Tình trạng căng thẳng và thói quen ngủ của bệnh nhân.
  • Các loại thuốc đang sử dụng.
  • Những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân (thay đổi nội tiết tố).

Cách trị mụn nội tiết

Mụn nội tiết có nhiều phương pháp giúp điều trị bao gồm:

1. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống hiệu quả khi điều trị mụn do rối loạn nội tiết vì loại thuốc này có tác dụng cân bằng hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được khuyên dùng cho phụ nữ khỏe mạnh và cần tránh thai, không phù hợp với phụ nữ dự định sinh con.

Ngoài ra, việc uống thuốc tránh thai lâu dài dẫn đến nhiều rủi ro như vấn đề về tim mạch, đau ngực, bệnh gan, đau nửa đầu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng… 

Thuốc tránh thai chống chỉ định cho người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, nguy cơ huyết khối, tiền sử ung thư, mắc bệnh gan hoặc tiểu đường, phụ nữ béo phì,… Do đó, khi sử dụng thuốc tránh thai để điều trị mụn nội tiết cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Sử dụng thuốc kháng Androgen

Thuốc kháng Androgen làm giảm và ổn định nồng độ nội tiết tố Androgen trong cơ thể, từ đó hạn chế mụn nội tiết. Thuốc chống chỉ định trên phụ nữ có thai, đang cho con bú, tăng Kali máu, suy gan, suy thận nặng, chảy máu bất thường trong tử cung

Lưu ý, khi sử dụng thuốc chống Androgen, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Sử dụng các sản phẩm bôi có Retinoid

Các sản phẩm bôi chứa Retinoids thường được sử dụng điều trị mụn nội tiết thể nhẹ. Thuốc Retinoid có tác dụng tăng tái tạo da, giảm tiết bã nhờn, hạn chế bít tắc lỗ chân lông, tăng khả năng kháng viêm, giảm mụn. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp giảm sẹo mụn, mờ vết thâm do mụn nhờ khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da. 

Tuy nhiên, sử dụng Retinoids sẽ khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời nên khi ra ngoài nhớ đội mũ rộng vành và che chắn cẩn thận. Ngoài ra, không nên sử dụng Retinoids khi mang thai hoặc cho con bú.

4. Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh Minocycline, Doxycycline hoặc Macrolide (Erythromycin, Azithromycin) thường dùng điều trị mụn nội tiết, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm. Thuốc Macrolide là lựa chọn cho người bệnh không thể dùng Tetracycline, bao gồm phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Ngoài ra, người bệnh được kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như benzoyl peroxide, để giảm tác dụng phụ kháng thuốc kháng sinh. (2)

5. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Một số phương pháp nguồn gốc từ thiên nhiên điều trị mụn nội tiết như:

  • Tinh chất tràm trà: Được sử dụng để bôi ngoài da giúp kháng khuẩn, giảm các triệu chứng mụn nội tiết. Trước khi sử dụng cần pha loãng với dầu ô liu hoặc dầu dừa,… Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm ngứa nhẹ, nóng rát, đỏ và khô, khiến phương pháp này không phải là lựa chọn lý tưởng cho những người mắc bệnh trứng cá đỏ.
  • Men bia: Loại men bia Hansen CBS giúp giảm mụn nội tiết nhưng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi.

Cần nhiều nghiên cứu hơn về sự hiệu quả và an toàn của sản phẩm điều trị mụn nội tiết có nguồn gốc từ thiên nhiên. Để chắc chắn, hãy khám tại bệnh viện và tham vấn ý kiến của bác sĩ về những ưu và nhược điểm của các phương pháp điều trị mụn nội tiết cụ thể trước khi người thực hiện.

Bác sĩ dùng đèn để soi da
Bác sĩ dùng đèn để soi da nhằm chẩn đoán tình trạng mụn nội tiết.

6. Tái tạo da bằng hóa chất

Sử dụng sản phẩm peel có chứa thành phần như axit salicylic, axit glycolic hoặc axit retinoic… để điều trị mụn nội tiết, giảm thâm mụn, hỗ trợ điều trị sẹo mụn. Phương pháp này dành cho mụn trứng cá mức độ nhẹ và trung bình, giúp cải thiện nhanh chóng nhưng cần thực hiện nhiều lần, cách mỗi 2- 4 tuần để đạt hiệu quả cao.

7. Có chế độ ăn uống khoa học

Thay đổi chế độ ăn uống theo các cách sẽ sau đây sẽ giảm mụn nội tiết: 

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các thực phẩm như trái việt quất, các loại đậu, nho và rau chân vịt giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, kháng khuẩn.
  • Axit béo omega-3: Có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng mụn nội tiết. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, hạt chia, hạt óc chó,…
  • Chế độ ăn kiểm soát chỉ số đường huyết: Tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây chiên, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga,… để giảm viêm và bã nhờn nhờn trên da từ đó ngăn mụn xuất hiện. 

8. Điều trị tại bệnh viện

Trong các trường hợp mụn nội tiết ở tình trạng nặng hoặc không thích hợp thuốc bôi, thuốc uống bác sĩ sẽ chuyển sang các biện pháp khác.

  • Loại bỏ mụn

 Bác sĩ sử dụng các công cụ đặc biệt để nhẹ nhàng loại bỏ mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn bọc và sau đó bôi thuốc. Kỹ thuật này giúp loại bỏ mụn nội tiết nhanh chóng nhưng có thể để lại sẹo.

  • Tiêm steroid

Các dạng mụn nhọt và mụn bọc nặng ở trên cơ thể có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc steroid. Liệu pháp này, giúp cải thiện nhanh chóng và giảm đau. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mỏng da và đổi màu ở vùng điều trị.

  • Công nghệ cao 

Trường hợp mụn nội tiết nặng, dai dẳng, gây biến chứng trên da, sử dụng công nghệ cao là lựa chọn hàng đầu. Các công nghệ như laser CO2 vi điểm, oxy jet, ánh sáng IPL, điện di… được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này nên đến bệnh viện uy tín để đảm bảo quá trình được diễn ra thuận lợi, an toàn, đồng thời có chế độ chăm sóc, cẩn thận sau trị liệu để da nhanh chóng phục hồi.

Chăm sóc da đúng cách hỗ trợ quá trình điều trị
Chăm sóc da đúng cách hỗ trợ quá trình điều trị mụn nội tiết có hiệu quả cao.

Một số lưu ý khi chăm sóc da trong quá trình trị mụn nội tiết

Để điều trị mụn nội tiết đạt hiệu quả, ngừa sẹo thâm, giúp da sáng mịn hơn cần lưu ý cách chăm sóc da như sau:

1. Chăm sóc da từ bên ngoài

  • Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
  • Tránh chà xát, nặn mụn vì gây viêm hoặc làm tình trạng nặng hơn.
  • Sử dụng mỹ phẩm được ghi chú là không sinh nhân mụn ( oil-free, none comedogenic).
  • Tránh môi trường nóng có độ ẩm cao làm đổ nhiều mồ hôi.
  • Vệ sinh các đồ dùng sinh hoạt.
  • Uống đủ 2 lít mỗi ngày.
  •  Nếu trang điểm, cần tẩy trang sạch sẽ để tránh mỹ phẩm còn sót gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn có chứa AHA, BHA, Benzoyl peroxide…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng có thành phần phù hợp.
  • Không chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da.

2. Chăm sóc da từ bên trong

  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya.
  • Tránh tình trạng căng thẳng, áp lực.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, vitamin C, B, E giúp da sáng khỏe và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ uống có cồn…
  • Sử dụng các loại trà, thực phẩm thanh nhiệt, giải độc: trà xanh, trà atiso,…
  •  

Quy trình trị mụn và nội tiết tố

Sản phẩm đã xem

Thu gọn