Mô tả sản phẩm
Tinh chất dưỡng ẩm được chiết xuất từ việt quất với thành phần dưỡng ẩm dồi dào (71%), tinh chất này cung cấp dưỡng ẩm lành mạnh và giữ ẩm cho da không bị khô. Thành phần Betaine hỗ trợ da khô, bên cạnh đó, tinh dầu hạt cà chua trong hỗn hợp chiết xuất phức tạp dầu hạt trái cây giúp da tràn đầy sức sống hơn. Serum dưỡng ẩm có màu tím đã qua thử nghiệm kích ứng da, do đó, có thể dùng để làm dịu làn da nhạy cảm.
1. Tên sản phẩm: Frudia Blueberry Hydrating Serum
2. Thương hiệu: Frudia
3. Xuất xứ: Hàn Quốc
4. Thành phần:
Chiết xuất việt quất, Glycereth-26, Nước cất, PEG/PPG-17/6 Copolymer, Methylpropanediol, Butylene Glycol, 1,2-Hexanediol, Diglycerin, Betaine, Hydroxyethyl Urea, Bis-PEG-18 Methyl Ether Dimethyl Silane, Panthenol, PEG-60 Hydrogenated Castor Oil, Phenoxyethanol, Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer, Tromethamine, Lecithin, Dimethicone, PEG-6 Methyl Ether, Hydroxyethyl Acrylate/Sodium Acryloyldimethyl Taurate Copolymer, Xanthan Gum, Ethylhexylglycerin, Biosaccharide Gum-1, Disodium EDTA, Sorbitan Isostearate, Polysorbate 60, Fragrance, BHT, Coco-Caprylate/Caprate, Tinh dầu hạt nho, Dầu quả mơ, CI 60730, Tinh dầu hạt cà chua bi, Tinh dầu hạt lựu, Xoài, Tinh dầu bưởi, Tocopherol.
5. Công dụng:
Sản phẩm dưỡng da giúp cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da. Giúp làm sáng da và giúp cải thiện độ đàn hồi cho da, giúp mang lại làn da mịn màng, tươi sáng. Sản phẩm giúp chống nhăn da. - Đường dùng: Bôi trực tiếp lên da.
6. Cách dùng:
Sau khi rửa sạch mặt, cho một lượng sản phẩm vừa đủ vào lòng bàn tay và thoa đều lên khắp mặt và cổ. Massage nhẹ nhàng để sản phẩm đạt được hiệu quả tối đa. Dùng 2 lần 1 ngày.
7. HSD:
03 năm từ ngày sản xuất
Quy trình chăm sóc da khô giúp làn da căng bóng, tươi trẻ
Da khô là làn da dễ gặp phải các vấn đề về thiếu ẩm, nổi mụn, nứt nẻ, sần sùi,… nếu không chăm sóc tốt. Vậy quy trình chăm sóc da khô như thế nào hiệu quả? Sau đây là một số kiến thức chăm sóc da cơ bản ẽ chia sẻ đến bạn đọc.
Giống như tên gọi, da khô là tình trạng da thiếu lượng nước thích hợp trong lớp biểu bì, nguyên nhân do nội tiết tố và hệ tiết dầu không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết, thường gặp ở những người lớn tuổi.
Da khô thường có cảm giác căng rát khô ngứa
Da khô thường cảm nhận được rõ nét sau khi rửa mặt và chưa dưỡng da, cảm giác căng rát hơn, nhất là khi cười hoặc thực hiện các cử động mặt. Chăm sóc da khô yêu cầu cần bổ sung đủ nước và lượng ẩm cần thiết từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài.
Nhìn chung da khô là tình trạng phổ biến, thường nhẹ và dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên da khô do thuốc hoặc biến chứng bệnh về da thường nặng, dễ dẫn tới các biến chứng như nhiễm trùng thứ cấp, viêm mô tế bào, chàm da,…
2. Quy trình chăm sóc da khô khoa học
Với những đặc điểm của làn da khô trên, quy trình chăm sóc cũng cần đặc biệt hơn với các bước sau:
2.1. Tẩy trang
Ưu điểm của dầu tẩy trang là có thể làm sạch lớp trang điểm hơn, nhìn chung cũng làm sạch bụi bẩn dầu nhờn trong lỗ chân lông tốt hơn. Nhưng nước tẩy trang phổ biến, dễ sử dụng nhất là vào mùa đông. Ưu điểm của nước tẩy trang là không làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên của da do dịu nhẹ hơn dầu tẩy trang.
Tẩy trang là bước làm sạch quan trọng với làn da khô
Tẩy trang là bước không nên bỏ qua trong Quy trình chăm sóc da khô, hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da và nhu cầu của bạn.
2.2. Rửa mặt
Sau khi tẩy trang, sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch sâu hơn các bụi bẩn, dầu nhờn, da chết còn sót lại ở lỗ chân lông. Với da khô, nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt trung tính có độ pH khoảng 5.5 là phù hợp nhất bởi dịu nhẹ và giảm tối đa nguy cơ gây kích ứng.
Lưu ý không nên rửa mặt quá lâu với nước nóng sẽ khiến làn da càng khô ráp, thiếu ẩm và dễ bong tróc hơn.
2.3. Dùng Toner (nước hoa hồng hoặc dung dịch làm săn da)
Làn da khô thường bị căng ngứa sau khi rửa mặt, vì thế hãy sử dụng Toner ngay sau đó. Bước dưỡng da này có vai trò làm sạch tối ưu, cân bằng pH và giữ ẩm tự nhiên cho làn da. Với da khô, hãy ưu tiên sử dụng những loại Toner có chức năng cấp ẩm, dịu nhẹ và không gây kích ứng.
2.4. Đắp mặt nạ giấy
Đắp mặt nạ là phương pháp cấp ẩm nói riêng và dưỡng da chuyên sâu nói chung hiệu quả nhanh chóng nhất. Với làn da khô, bạn có thể đắp mặt nạ giấy cấp ẩm hàng ngày hoặc cách từ 2 - 3 ngày tùy vào tình trạng da và thời gian.
Mặt nạ giấy lựa chọn cho da khô nên là loại cấp ẩm tốt, các thành phần lành tính không mang tính chất tẩy rửa mạnh, dịu nhẹ với làn da.
Đắp mặt nạ giấy giúp cấp ẩm chuyên sâu cho da
2.5. Xịt khoáng
Xịt khoáng là bước cung cấp cho da nước và các ion khoáng chất cần thiết, giúp cấp ẩm ngay lập tức cho da, giải quyết vấn đề căng da, ngứa da do thiếu ẩm. Đây không phải là bước dưỡng da bắt buộc nhưng với làn da khô lại là lựa chọn hàng đầu.
Có lẽ không ít cô nàng da khô ao ước làn da của mình có thể mịn màng, căng bóng, mọng nước như phim Hàn Quốc. Vậy thì hãy thử sử dụng xịt khoáng sau bước dùng Toner hoặc đắp mặt nạ để dưỡng da hiệu quả hơn.
2.6. Dùng Serum chứa dầu dưỡng
Một giải pháp tuyệt vời giúp dưỡng ẩm hiệu quả cho làn da khô, vừa tiết kiệm chi phí, thời gian đó là sử dụng Serum chứa dầu dưỡng. Đây là dạng tinh chất phân tầng với lớp nước phía dưới và lớp dầu dưỡng phía trên. Dầu dưỡng sẽ phủ bên trên ngăn hơi nước bốc hơi, vì thế mà làn da giữ ẩm tốt hơn kể cả trong điều kiện thời tiết hanh khô.
Với serum dưỡng này, trước khi dùng bạn chỉ cần lắc đều để hai lớp nước - dầu hòa vào nhau, sau đó đổ ra lòng bàn tay, chà xát cho ấm rồi áp lên mặt.
2.7. Dùng kem dưỡng và mặt nạ ngủ
Cần sử dụng kem dưỡng da chuyên biệt ban đêm dành cho da khô, đây là loại có khả năng cấp ẩm và khóa ẩm tốt hơn, giúp làn da trở nên mềm mại, tránh bong tróc. Nếu đã sử dụng Serum cấp ẩm thì bước này bạn có thể dùng kem dưỡng ban đêm thông thường để khóa ẩm, không nhất thiết phải dùng loại cấp ẩm chuyên sâu nữa.
Mặt nạ ngủ có thể dưỡng da tốt hơn kem dưỡng thông thường
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mặt nạ ngủ để thay cho kem dưỡng ban đêm nếu cảm thấy làn da chưa đủ ẩm. Không mất nhiều thời gian chờ đợi như đắp mặt nạ thông thường, mặt nạ ngủ sử dụng giống kem dưỡng ẩm nhưng cấp nước và tinh chất tốt hơn nhiều.
2.8. Kem dưỡng mắt
Đừng bỏ qua vùng da xung quanh mắt bởi vùng da này là mỏng nhất, có cường độ hoạt động cao theo chuyển động chớp mở mắt nên dễ xuất hiện các nếp nhăn hay thâm sạm hơn. Đặc biệt với làn da khô thường không có đủ ẩm, hãy dưỡng mắt chuyên sâu hơn từ khi còn trẻ.
Nên dùng kem dưỡng mắt riêng để dưỡng toàn bộ khu vực bọng mắt, kết hợp với mát xa để làn da căng mịn hơn, hạn chế nếp nhăn.
2.9. Kem chống nắng
Hãy nhớ rằng dù trời không có ánh nắng thì tia UV vẫn tồn tại và gây hại cho làn da. Vì thế vào mùa đông hay mùa hè, với dưỡng da ban ngày thì sử dụng kem chống nắng là bước không thể bỏ qua. Lưu ý nên bôi lượng kem chống nắng khoảng ¼ thìa cà phê để bao phủ toàn bộ khuôn mặt. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng và tia UV, nên bôi thêm lớp kem chống nắng sau mỗi 2 - 4 giờ.
Dùng kem chống nắng là bước chăm sóc da không thể thiếu
Như vậy, quy trình chăm sóc da khô gồm các bước cơ bản giống như chăm sóc da thông thường, song cần chú ý lựa chọn sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm và khóa ẩm chuyên sâu hơn. Nếu chăm sóc tốt, làn da khô của bạn vẫn có thể căng bóng, mịn màng, giữ gìn được nét tươi trẻ lâu dài.
I – Da khô là gì?
Da khô là da như thế nào? Da khô là chất da phổ biến gặp phải ở nhiều người, là tên gọi để phân biệt với da dầu, da thường và da hỗn hợp.
Tình trạng da khô bong tróc có thể có thể xuất hiện toàn thân, đặc biệt nặng nhất là ở vùng da mặt, cánh tay, bàn tay và chân. Hiện tượng này có thể gặp ở cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác.
Da khô, mất nước có thể gặp ở mọi đối tượng
II – Tại sao da bị khô? Nguyên nhân da bị khô
Da khô nứt nẻ, thiếu nước, thiếu độ ẩm có thể do di truyền hoặc do tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài:
1. Yếu tố bên trong
– Di truyền: Nhiều người sở hữu làn da khô sạm ngay từ khi mới sinh ra do trong gia đình có bố mẹ, người thân cũng thuộc da khô thiếu nước.
– Màu da: Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ da khô và nhăn ở làn da sáng màu cao hơn so với làn da sẫm màu.
– Nội tiết thay đổi: Trong một số giai đoạn như dậy thì, mang bầu, mãn kinh,… làn da có thể bị ảnh hưởng do nội tiết thay đổi và trở nên khô hơn bình thường, da bị khô từng mảng, có bầu da bị khô, sinh xong da bị khô.
– Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, hệ thống da sẽ bị suy giảm chức năng tuyến nhờn khiến da khô sần và mất nước, da bị khô nhăn nheo.
Tuổi tác cùng với sự lão hóa khiến da bị khô hơn
2. Yếu tố bên ngoài tác động
– Thời tiết: Nhiệt độ thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc không khí khô, nồm cũng là một lý giải tại sao da bị khô.
– Theo mùa: Mùa đông hanh khô sẽ khiến cho làn da bị khô bong tróc thiếu nước hơn bình thường, có thể gặp phải tình trạng da bị khô vào mùa lạnh và cả da bị khô vào mùa hè.
– Ánh nắng mặt trời: Da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có phương thức bảo vệ phù hợp cũng là nguyên nhân làm cho da bị khô sần và lão hóa nhanh.
3. Do chăm sóc da không phù hợp
Một số cách chăm sóc da dưới đây dễ khiến da khô sạm hơn theo thời gian:
– Thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước nóng khiến da dần mất đi hàng rào bảo vệ, da khô ngứa, yếu hơn, nhạy cảm hơn.
– Rửa mặt hoặc tắm quá lâu cùng với việc chà xát da mạnh khiến da bị khô ngứa.
– Da bị khô rát do dùng các sản phẩm chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh. Chính vì thế da khô dùng gì nên cẩn trọng, lựa chọn sản phẩm có tính chất dịu nhẹ.
– Không chú trọng dưỡng ẩm da hàng ngày nên da bị khô nhám, da khô và sần sùi.
– Tẩy tế bào chết quá nhiều lần gây mất độ ẩm và khiến da khô bị mụn.
Việc tẩy da chết quá thường xuyên cũng khiến da khô hơn
4. Tác dụng phụ của thuốc
– Một số thuốc/ kem bôi trị mụn hoặc điều trị các vấn đề da liễu khác thường chứa hoạt chất làm da khô rát. Vì thế trong một số trường hợp để xác định da bị khô phải làm sao, da bị khô nên làm gì cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra nó.
– Một số thuốc uống điều trị bệnh cũng có thể gây mất nước và tác động xấu đến làn da như khiến da bị khô và nổi mụn, da khô ở cánh mũi, da khô tróc da, da bị khô sạm, da khô rát đỏ, da khô lão hóa,…
III – Dấu hiệu nhận biết da khô là như thế nào?
Da khô mất nước không khó nhận biết, có thể nhìn bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay khi chạm vào:
– Sờ, chạm vào có cảm giác da khô ráp
– Da khô căng, thường là rửa mặt xong da bị khô.
– Luôn có cảm giác ngứa ngáy, châm chích.
– Tình trạng da khô và ngứa nặng có thể kèm theo triệu chứng bong vảy.
– Da có thể bị nứt nẻ, chảy máu nếu quá khô, nhất là trong tiết trời hanh khô. Đó cũng là sự khác biệt giữa da khô và da dầu.
Không khó để nhận biết một làn da khô
Bên cạnh những dấu hiệu da khô ở trên, theo thời gian nếu làn da quá khô sẽ dễ dẫn đến một số vấn đề như:
– Da khô ráp, lão hóa nhanh, nhăn nheo, chảy xệ đến sớm hơn so với những chất da khác.
– Dễ gặp phải các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, vẩy nến,..
IV – Da khô nên dùng gì? Cách chăm sóc da khô chuẩn nhất
Để da khô bong tróc ngứa được cải thiện và có được độ ẩm phù hợp, quá trình chăm sóc vô cùng quan trọng. Một số hướng dẫn dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích cho người đang sở hữu làn da này nắm được da khô phải làm thế nào: